Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cây Mai

Nhắc đến tết thì không thể nào không nhắc tới mai vàng. Người xưa quan niệm rằng mai vàng tượng trưng cho sự may mắn lộc tài và màu vàng của hoa vào ngày tết giúp gia đình sung túc và phát lộc. Nhưng để chăm sóc cây mai thì không phải dễ dàng. Trong bài viết này của Diên Vĩ sẽ chia sẻ và hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây mai ngày tết rất đơn giản mà hiệu quả cao hay cùng theo dõi nhé!

1. Nguồn gốc cây mai

Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc và có cách đây từ khoảng 3000 năm trước. Theo sách của Phí Cung Ấn đời Minh vào thời xa xưa trong sách “Trân hương bảo ngự” nói rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai. Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa dịch ra là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm.

Người Trung Quốc yêu thích hoa mai, và xếp Mai vào nhóm “Tuế hàn tam hữu” dịch ra là Mai, Tùng, Cúc không những thế coi hoa mai  như chính là quốc hoa của mình.

Ban đầu Hoa mai có xuất xứ từ một cây hoang dại. Cây thích nghi tốt với thời tiết khí hậu nhiệt đới và có khả năng phát triển, sinh trưởng tốt. Khi được chăm sóc tốt thì cây ra hoa rất đẹp và có tuổi thọ cao. Do đó cây rất thích hợp với khí hậu miền Nam ở Việt Nam

Với đặc điểm rụng lá vào cuối mùa đông và nở hoa vào đầu mùa xuân. Hoa  có màu vàng rực rỡ ngoài ra hoa còn có các màu sắc khác như hồng, trắng. Chính vì thế mà vào mỗi dịp xuân đến loài hoa này như một biểu tượng không thể thiếu vào mỗi dịp Tết của Việt Nam cũng như các nước Châu Á nói riêng. 

hướng dẫn chăm sóc cây mai

 

2. Đặc điểm của cây mai

Cây mai có dáng vẻ rất thanh cao thân cứng lá nhỏ cành giòn thuộc loại cây đa niên nghĩa là có thể sống và phát triển tốt lên tới hơn một trăm năm. Là cây thân gỗ và cành giòn nhưng cây rất cứng cáp và có thể uốn và tạo ra các dáng cây rất đẹp. Thân cây có chút xù xì nhưng lại rất nhiều cành và nhiều nhánh. 

Lá cây nhỏ và các tán lá thưa mọc xen kẽ so le và có màu xanh biếc nhưng khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào thì lá chuyển màu hơi ánh vàng.

Hoa mai vàng là một loại hoa lưỡng tính. Được mọc ra từ các nách và tạo thành chùm, hoa là các cánh nhỏ mong manh và thường có từ 5-6 cành nhưng cũng có những bông lên tới 9-10 cành rất đẹp. Hoa mai có thể đậu thành hạt nhưng khả năng đậu ít, không phải hoa nào cũng đậu hạt. Hoa mai không giữ lâu hoa chỉ nở trong khoảng 3 ngày sẽ tàn.

3. Ý nghĩa của hoa mai

Cây mai là biểu tượng của ngày lễ cổ truyền ngày Tết do đó mà cây cũng có nhiều ý nghĩa to lớn đối với người sở hữu. Một trong số những ý nghĩa của loại cây này mang lại như: 

Cây mai là loại rễ chùm và cắm sâu vào lòng đất có sức sống mãnh liệu trong mọi hoàn cảnh thời tiết như gió bão hay cả nhưng thời tiết khắc nghiệt nhất. Điều này tượng trưng cho ý chí kiên cường bất khuất không bỏ cuộc. Không những thế nó còn tượng trưng cho khí chất thanh cao, cao thượng và sự liêm khiết của người quân tử.

Màu vàng của hoa mai như toát lên giàu sang, phú quý. Nên khi tượng trưng cho ngày tết nó mang ý nghĩ đem lại tiền tài, tài lộc sự giàu sang cho gia chủ. 

Hoa mai được nở thành bông và được liên kết với nhau tạo thành chùm như ý nghĩa về niềm vui sự hân hoan, hạnh phúc của tình yêu thương, sự đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau cùng không khí rộn ràng ngày tết giúp cây như một vật không thể thiếu.

Chính vì những ý nghĩa trên của cây mai mang lại nên nó luôn là sự lựa chọn số 1 cho người dân mỗi khi tết đến. Và nhiều người quan niệm rằng cây mai nở càng nhiều hoa thì một năm đó gia đình sẽ gặp may mắn và sung túc, hạnh phúc hơn.

hướng dẫn chăm sóc cây mai

 

4. Cách chăm sóc cây mai

Cây mai là loại cây theo mùa nên vì thế trồng mai và chăm sóc mai ở các điều kiện sống cũng khác nhau. Do là cây đặc trưng của ngày tết và được ưa chuộng nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc cây mai đúng cách

4.1. Cách chăm sóc mai trong tết 

- Chăm sóc mai trong nhà

Khi trồng mai trong chậu ngày tết, để mai có thể nở hoa đúng ngày và giữ được lâu thì bạn nên tưới nước mỗi ngày và đúng cách như 1 ngày 1 lần và tưới thẳng vào gốc hoặc xịt nước lên khắp tán lá cây là được. Bên cạnh đó bạn cũng nên để cây hấp thụ ánh sáng bằng cách cho cây tắm nắng dưới nhiệt độ vừa phải để cây luôn xanh tươi và cung cấp đủ năng cho cây.

- Mai trồng ở ngoài

Với những cây mai trồng ngoài sân thì khá là dễ chăm sóc vì đây giống như môi trường sống của cây nên không mất quá nhiều công sức bạn chỉ cần bón phân và tưới nước vừa đủ mỗi ngày thì cây sẽ luôn xanh tươi và nở hoa đều và đẹp.

hướng dẫn chăm sóc cây mai

 

4.2. Cách chăm sóc cây mai sau tết

- Chăm sóc cây mai trong chậu

Sau tết thì việc đầu tiên bạn nên chăm sóc và phục hồi cho cây. Với mai trồng trong chậu thì bạn nên đem mai ra ngoài ánh sáng tự nhiên để cây có thể quang hợp và phát triển được tốt nhất từ 3-5 ngày. Bạn cũng nên lưu ý là không nên để cây mai ở những có ánh sáng nắng gắt điều này sẽ làm cây bị sốc nhiệt và cháy lá cũng như khô cành.

Sau tết bạn nên dùng kéo cắt hết những cành đã có hoa và nụ đi để tránh cây mai tạo hạt. Bên cạnh đó cũng giúp những cành không quá dài,  tránh nhiễm nấm và loại bỏ các loại sâu bệnh. 

Vào đầu tháng 2 là cây sẽ ra rất nhiều rễ vậy nên bạn vào thời điểm này bạn nên cắt tỉa bớt những rễ già và những rễ nhiễm nấm để cây tập trung có sự phát triển ra lá. Khi tỉa rễ  bạn nên dùng các dụng cụ chuyên dụng hoặc cắt tỉa bằng cách móc vòng tròn quanh gốc một cách nhẹ nhàng để tạo bầu.

Lưu ý khi tỉa các rễ già thì bạn nên giữ lại toàn bộ các rễ cám vì các rễ này sẽ giúp cây hút chất dinh dưỡng để cây phát triển. Sau khi tỉa rễ thì nên dùng tay loại bỏ các bầu đất cũ để các rễ con phát triển tốt nhất. 

Bên cạnh đó thì mỗi 1 năm bạn nên thay đất cho cây 1 lần, với những cây quá to thì bạn cũng nên thay chậu cho cây để cây có đủ chất dinh dưỡng cũng như có nguồn dinh dưỡng lớn cho cây phát triển. Nếu bạn trồng cây mai ngoài vườn bạn nên chọn những nơi đất cao và thoáng tránh những nơi ngập hay gạch đá. 

- Cách chăm sóc cây ở ngoài

Vào mỗi dịp sau tết thì tùy theo hình dáng cũng như kích thước của cây mà người ta sẽ tỉa cành cho cây từ ngày 15 âm lịch đến ngày 20 âm lịch. Khi tỉa thì thường sẽ tỉa theo dáng cây thông, hoặc tỉa ngắn dần từ dưới lên trên, và thông thường sẽ cắt bỏ đi ⅓ cành mai.

Khi tưới nước bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê urê pha với 10 lít nước để tưới lên cây và quanh gốc để cây hồi sức lại cho cây. Khi thấy cây hồi sức lại và có hiện tượng đâm chồi xanh thì bạn không nên tưới hoặc dùng thuốc kích thích nữa. Còn nếu cây thấy cây chưa phát triển thì bạn nên phun với liều lượng như trên bao bì. 

Nếu không thấy sự phát triển nhiều từ cây mai, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc. Khi cây có dấu hiệu hồi lại thì bạn nên để cây ở ngoài ánh nắng để cây thích nghi dần và giúp cây ra lá và đâm chồi nhanh hơn. Lưu ý ở thời điểm này cây rất dễ mắc các bệnh sâu hại và đặc biệt là bọ trĩ vì vậy bạn có thể pha thêm các chất như Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun cùng.

Việc tỉa tán rất quan trọng vì nó sẽ giúp tạo ra các tán lá mới cho cây. Vì khi cành bị cắt đi,  các chồi non sẽ và mang theo chồi trên nách lá - chồi điều này giúp cây phát triển thành các cành mới hoặc thành nụ.

Sau khi tỉa cành và rễ mai xong thì bạn có thể dùng vòi phun nước phun mạnh vào cây để cây bong tróc hết những rong rêu hay nấm mốc. Với những chỗ nấm mốc nặng có thể dùng ure pha thật đặc và phun vào  những chỗ có nấm mốc để khoảng 10 phút rồi dùng bàn chải chà mạnh và phun nước để đánh bay hết nấm mốc. Lưu ý tuyệt đối không để ure chảy xuống gốc vì như thế sẽ làm chết cây

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách chăm sóc cây mai của Diên Vĩ. Mong rằng bài viết này của Diên Vĩ sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có băn khoăn hay bất cứ câu hỏi liên quan đến cây xanh thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua cổng thông tin: 

“”Hà Nội: Tầng 6 số 3 phố Văn Quán quận Hà Đông Hà Nội

HCM: Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ vườn ươm: Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

ĐT: 0243.2222190””

Bài viết cùng danh mục: