Thiết kế, thi công, cảnh quan đô thị
Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị
Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.
Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.
Thành công trong việc khai thác và tổ chức cây xanh trong đô thị tạo nên được sắc thái riêng của không gian góp phần làm tăng vẻ đẹp cảnh quan và tạo được hình ảnh riêng của thành phố. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như: cây xanh làm giảm lượng khí CO2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn, cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão. Ta có thể tiết kiệm chi phí điều hòa và sưởi ấm nhờ trồng cây xung quanh công trình xây dựng. Cây giúp ta chống xói mòn và giữ đất. Cây tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố.
Tác dụng của cây xanh trong đô thị
1. Cây có tác dụng với tâm lý.
Mầu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc sống. Chúng ta nhận thấy rằng, cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn
2. Cây có tác dụng với không khí.
Cây hấp thụ CO2 và thải O2 giúp không khí trong lành : Cây hút nước dưới lòng đất và trả lại không khí dưới dạng hơi nước làm không khí mát mẻ hơn.Lá cây và thân cây cản giữ bụi và làm giảm âm thanh, tiếng ồn thành phố. Nhất là loại cây có vỏ sần sùi và lá thô ráp, bụi bám lại cây khi mưa xuống “cát bụi lại trở về với cát bụi”.Trồng cỏ trên sân đất hoặc bãi đất trống sẽ ngăn bụi sinh ra từ đất vào môi trường.
3. Cây có tác dụng làm sạch môi trường đất.
Một số loại cây thân gỗ có khả năng hấp thụ được các chất kim loại nặng trong đất ô nhiễm như chất Pb, Cd, Co, Zn, Cu nên cây có thể làm giảm được các chất độc hại sâm nhập tới nguồn nước ngầm khu vực dân cư.
4. Cây có tác dụng ngăn tiếng ồn.
Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình.
5. Cải thiện hệ sinh thái.
Tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động vật khác. Thực tế là số lượng các loại chim khác nhau tùy thuộc vào cây trồng.
THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau.
Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng mươi năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển.
Nguồn gốc sâu xa của thiết kế cảnh quan xuất phát từ việc trang trí vườn tược và công viên cho các cung điện, đền đài và các công trình tôn giáo ở châu Âu khoảng thế kỷ XVII-XVIII. Các công trình ở thời điểm đó mang nặng tính chất phục vụ tôn giáo và giới quý tộc nên việc thiết kế cảnh quan và vườn tược cũng không thoát khỏi khuôn mẫu định sẵn.
Một cách ngắn gọn và dễ hiểu, thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau. Các giải pháp thiết kế bao gồm giải pháp về cây trồng, điêu khắc, ánh sáng, vật dụng ngoại thất (ghế đá, trụ đèn, thùng rác…)Khi đô thị phát triển và bùng nổ, thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hội thì thiết kế cảnh quan mới bắt đầu có điều kiện tiếp cận đến nhiều loại không gian như công viên đô thị, quảng trường, đường phố… Từ khoảng giữa thế kỷ XX, thiết kế cảnh quan được chính thức nâng lên thành một định nghĩa chuyên môn nghề nghiệp ở tầm toàn cầu cùng với ngành thiết kế đô thị.