Cây phong hương - đặc điểm, công dụng và địa điểm mua

Cây phong hương, còn có nhiều tên gọi khác, như: sau sau, bạch giao hương... Tên khoa học của phong hương là Liquidambar formosana Hance. Các bộ phận của cây phong hương đều có tên riêng. Quả phong hương được gọi là lộ lộ thông, rễ là phong hương căn, lá gọi là phong hương diệp, nhựa là phong hương keo. Vậy, đặc điểm của cây phong hương là gì? Cây phong hương có công dụng gì không? Làm thế nào để có thể mua được cây phong hương? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây. 

1. Đặc điểm của cây phong hương

Cây phong hương thuộc dạng cây gỗ lớn, dáng đẹp kiêu ngạo. Thân cây phong hương là thân gỗ có đường kính khoảng 30-50cm và cao khoảng 30m. Vỏ cây nứt nẻ có màu nâu xám. Trên thân cây mọc mầm nhú có màu đỏ hoặc màu xanh. Tán cây phong hương rất rậm. 

Lá phong hương có cuống dài, mọc so le, phiến lá xẻ từ 3-5 thùy. Gân lá phong hương có hình chân vịt. Lá non có màu đỏ thắm. Đồng thời, lá của cây phong hương tương đối nhỏ, thường rụng vào mùa khô, còn các mùa khác lá cây phong hương rất ít khi rụng. Khi thay lá, những lá già và lá non đều có màu đỏ sặc sỡ. 

Cây phong hương thường ra hoa vào tháng 3-4, hoa đực thường họp thành chùy ở ngọn. Còn hoa cái có cuống dài thòng xuống, mọc đơn độc hình cầu. Quả của cây là quả kép, hình cầu, mỗi quả mang nhiều hạt nhỏ hình bầu dục và có cánh. Cây phong hương có quả vào tháng 9-10. Quả của nó thì nhỏ khi chín hóa gỗ rồi khô trước lúc rụng nên không hề gây ô nhiễm môi trường.

Cây phong hương có tốc độ sinh trưởng mạnh, có thể thích nghi trong nhiều điều kiện môi trường như vùng khí hậu á nhiệt đới, vùng khí hậu ôn đới. Cây phong hương chịu hạn tốt, thậm chí có thể sinh trưởng và phát triển mạnh ở những khu rừng phục hồi, với cường độ chiếu sáng lớn.

Xem thêm bài viết : TOP 10 CÂY BÓNG MÁT PHONG THỦY ĐƯỢC YÊU CHUỘNG NHẤT

 

cây phong hương

 

2. Công dụng của cây phong hương

Lá non phong hương thường được sử dụng làm gia vị, rau sống để ăn kèm với các loại rau khác. Lá phong hương non đem xào với thịt bò trở thành món ăn thơm ngon và lạ. Lá phong hương đun lên lấy nước ngâm gạo nếp để đồ xôi thành màu tím rất đẹp.

Ngoài ra, cây phong hương còn có tác dụng chữa sâu răng, đau răng, chữa nổi mẩn, mề đay, lở ngứa, chữa mụn nhọt, chấn thương, chữa phong thấp, lưng gối đau, chân tay co quắp, toàn thân tê buốt, chữa cảm mạo, chữa say nắng, chữa lỵ, nhiễm trùng đường ruột.

Quả cây phong hương (còn gọi là lộ lộ thông) có vị đắng, tính bình, mùi thơm, theo đông y có tác dụng khử phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh, chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, khớp, thủy thũng, mề đay, viêm da, đái khó, chàm. Lá cây phong hương (còn gọi là phong hương diệp) có vị đắng, tính bình. Lá cây phong hương có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, chảy máu cam, thổ huyết, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema. Nhựa phong hương (còn gọi là phong hương keo) có vị ngọt, cay, tính ấm. Vì vậy, theo đông y nhựa cây phong hương có tác dụng thông khiếu, khai uất, hoạt huyết giảm đau, trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết và chảy máu cam. Rễ cây phong hương ( còn gọi là phong hương căn) có vị đắng tính ấm, có chữa thấp khớp, đau răng. 

Như vậy từ các bộ phận của cây phong hương đã cho nhiều bài thuốc giá trị trong dân gian, trong y học cổ truyền của đất nước. Cây tầm gửi mọc trên cây phong hương còn là vị thuốc quý mà đồng bào vùng cao vẫn thường dùng nó để đun nước tắm cho phụ nữ sau sinh với rất nhiều tác dụng thần kỳ.

3. Ý nghĩa phong thủy của cây phong hương

Đối với cây phong hương Bonsai, bạn có thể đặt chúng trong nhà, cạnh bàn tiếp khách hoặc đặt trước hiên nhà để làm đẹp cho ngôi nhà và để chúng mang lại may mắn cho gia chủ. Bởi lá cây phong hương có màu đỏ sặc sỡ nên nó tượng trưng cho sự nảy lộc, thịnh vượng.

Còn đối với cây phong hương trồng thân gỗ to lớn, bạn nên trồng trong vườn để tạo bóng râm,  tạo cảm giác mát mẻ, tự nhiên, xua tan cái oi bức cho chính căn nhà của bạn.

Với công dụng và ý nghĩa như trên của cây, cây phong hương thường được dân văn phòng, hộ gia đình sử dụng.

4. Quy trình giao cây phong hương của công ty Đầu tư và phát triển Diên Vĩ

4.1: Hướng dẫn mua cây phong hương

Quý khách có nhu cầu mua cây phong hương, xin vui lòng liên hệ với Công ty Đầu tư và Phát triển Diên Vĩ qua các phương thức sau để các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn cây phù hợp.

Địa chỉ công ty tại Hà Nội: Tầng 6 số 3 Phố Văn Quán, Phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Địa chỉ công ty tại TP. HCM: Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ vườn ươm: Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Số điện thoại liên hệ: 0904.866.066

Email: cskh@dienvi.vn

Website: https://dienvi.vn/

4.3: Quy trình giao nhận cây phong hương

• Sau khi nhận được thông tin từ phía khách hàng, chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách xem và lựa chọn trước khi đóng gói chuyển cho quý khách;

• Chúng tôi sẽ thực hiện kiểm tra kỹ hàng hóa, đảm bảo chất lượng của hàng hóa trước khi giao nó cho quý khách hàng.

• Chúng tôi sẽ vận chuyển hàng đến đúng địa chỉ mà quý khách hàng cung cấp. Quý khách hàng sau khi đã nhận được hàng được kiểm tra hành. Nếu đúng số lượng và quy cách trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận thì chúng tôi mới thực hiện thu tiền.

Trên đây là nội dung liên quan đến đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy và cách mua cây phong hương của công ty Đầu tư và phát triển Diên Vĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cây xanh, Quý khách hàng hãy liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại: 0904.866.066 để được tư vấn miễn phí và giải đáp các thắc mắc tận tình nhất. Trân trọng!

Bài viết cùng danh mục: