Kỹ Thuật Trồng Cây Dược Liệu trong cảnh quan tại Diên Vĩ
Hiện nay cây dược liệu đang có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Theo các thông số liệu cho thấy, có tới 80% dân số trên thế giới đang sử dụng các loại cây dược liệu để chăm sóc sức khỏe và gần 70 - 80% dân số ở các vùng nông thôn lấy cây thuốc là nguồn chữa bệnh chủ yếu của người dân. Nhưng làm thế nào để trồng được cây thuốc là một điều không dễ dàng. Sau đây công ty Diên Vỹ sẽ đưa ra một số Kỹ Thuật Trồng Cây Dược Liệu để các bạn có thể tham khảo.
1. Cây dược liệu là gì?
Cây dược liệu bao gồm các nguyên liệu thô hoặc đã được qua chế biến dùng làm thuốc/ vị thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên từ thực vật đạt tiêu chuẩn làm thuốc. Chúng được sử dụng theo các lý luận của Y học cổ truyền để làm thành các phương thuốc, bài thuốc dùng để chữa trị, phòng ngừa bệnh. Hiện nay chúng được phát triển hiện đại hơn, cây dược liệu được nghiên cứu bào chế thành thuốc hay thực phẩm chức năng dưới dạng viên nén, viên nang, thuốc tiêm…
2. Một số công dụng và cách sử dụng cây dược liệu
Công dụng: Cây thuốc có tác dụng giúp chúng ta làm thuốc chữa trị nhiều bệnh và phòng bệnh. Ngoài ra chúng còn được dùng làm mỹ phẩm dưỡng da, làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Một số cách sử dụng: Mỗi loại cây dược liệu sẽ có một hoặc nhiều cách sử dụng khác nhau nhằm phát huy hết công dụng và mang đến hiệu quả như mong muốn. Hiện nay thì các cách chế biến, bào chế dược liệu cũng ngày một phát triển theo thời gian để vừa tiện lợi khi dùng nhưng vẫn đảm bảo công dụng của chúng. Các dạng thường dùng hiện nay là trà túi lọc, dược liệu khô, chiết xuất dược liệu (như cồn thuốc, rượu thuốc, tinh dầu).
Bạn có thể sử dụng theo cách cổ truyền của y học việt nam là:
+ Pha trà hay hãm sắc lấy nước uống
+ Sao vàng hạ thổ, có thể sao vàng, sao đen tùy dược liệu.
+ Chưng hay đồ (đun cách thủy)
+ Ngâm rượu
3. Kỹ thuật Trồng cây dược liệu
a. Phân loại lục địa trồng phù hợp
Kiểu 1: Có các loại thực vật thân gỗ che phủ, đất có tính chất đất rừng, tầng đất sâu ẩm. Loài cây phù hợp trồng: Thích hợp cho hầu hết các loại cây dược liệu, tốt nhất là các loại cây có khả năng chịu bóng tuổi nhỏ.
Kiểu 2: Thường cây bụi, thân gỗ nhỏ che phủ, đất cũng mang tính chất đất rừng nhưng tầng đất trung bình, hơi khô. Loài cây thích hợp trồng: là cây thuốc nam có thân bò, thường sống nhờ cây khác để bám.
Kiểu 3: Kiểu này là đất có cây bụi thấp, hoặc đất trảng cỏ, tầng đất dày trung bình, hơi khô, nghèo mùn. Đây là nơi trồng cây dược liệu trên diện rộng, và thường phát triển mô hình vườn hộ gia đình.
b. Phương pháp trồng
Tùy yêu cầu và môi trường cụ thể để lựa chọn một trong các phương thức như sau: Thuần loại, hỗn giao, nông lâm kết hợp, trồng dưới tán, hay trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng.
c. Luân canh
Chế độ luân canh của đất trồng cây dược liệu rất quan trọng và được yêu cầu nghiêm ngặt. Thường cây thuốc được gieo trồng vào vụ đầu Xuân, Vì thế nên luân canh với cây lúa và 1 số cây họ đậu.
- Trồng vụ lúa sớm sau đó trồng Bạch chỉ, khi làm đất trồng đều hạn chế cỏ dại, sâu bệnh cho cây thuốc.
- Thường luân canh cây lấy củ và cây lấy lá như Bạch chỉ, Ích mẫu, Sinh địa ...
- Luân canh cây có rễ củ ăn sâu với bộ rễ ăn nông như: Ngưu tất - Địa liền. Hoặc cũng có thể luân canh với cây lương thực: Lúa xuân - Cúc hoa, Bạch chỉ - lúa mùa, Đậu tương - Cúc hoa.
d. Các vụ nên trồng(Thời vụ)
- Vụ xuân: Kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 trong năm. Các cây phù hợp trồng trồng: Bạc hà, Tía tô, Ngải cứu, Hương nhu...
- Vụ hè thu: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm thích hợp trồng các cây thuốc dược liệu là hoa, và cây có thời gian sống ngày ngắn,...
- Vụ thu đông và đông: kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, khoảng thời gian này thích hợp cho sinh trưởng của các cây thuốc lấy rễ, củ: củ Mài, Thiên môn, Mạch môn.
Xem thêm bài viết : Dịch vụ thi công trồng cây dược liệu trong cảnh quan
e. Làm đất trồng
Đất sẽ được tiến hành cày ải, bừa kĩ, phải đảm bảo đất tơi xốp. Nếu trồng cây lấy rễ cần làm đất tơi xốp cày sâu 20 - 30cm, lần cày bừa cuối sẽ kết hợp với trừ sâu, bệnh, diệt cỏ...
- Căn cứ để lên luống:
+ Căn cứ vào mùa vụ nếu là mùa mưa cần lên luống cao hơn.
+ Căn cứ vào từng loại cây ví dụ như: Cây lấy lá ưa ẩm (Mần tưới, Mã đề không cần lên luống cao, cây lấy củ: Ngưu tất, Sa sâm, Bạch chỉ... những loại này cần lên luống cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bộ rễ.
f. Mật độ cây trồng
- Trồng cây ngắn ngày tham gia sản xuất: Đảm bảo mật độ hợp lý, cây hằng năm nên trồng dày khoảng từ 20.000 - 30.000 cây/ha. Một số cây Bạch chỉ, Bạch truật, Địa liền, Sinh địa, dừa cạn: 60.000 - 90.000 cây/ha.
- Cây lâu năm trồng thưa: cây Hồi trồng 400 - 600 cây/ha, cây Quế 2.200 - 5000 cây/ha, cây Trám 400 - 1000 cây/ha, cây Đỗ trọng 2.500 cây/ha.
g. Bón lót
– Bón đầy đủ các loại phân sau: Phân hữu cơ sinh học( hoặc phân chuồng), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây trồng trong điều kiện cho phép. Tỉ lệ phân bón thông thường khoảng 0,5kg phân hữu cơ sinh học(2.5 kg phân chuồng) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân).
4. Kỹ thuật chăm sóc
a. Xới đất làm cỏ
- Cần xới đất càng tơi càng tốt phá váng sau mưa đảm bảo đất tơi xốp, đối với cây trong quá trình sinh trưởng cần xới nhẹ nông và sạch cỏ.
- Với những giống cây thuốc lấy rễ và củ như Huyền sâm, Sinh địa, Bạch truật, ... Cần quén vun đất gốc từ 3 - 4 lần sau mỗi lần bón thúc, có tác dụng cho cây vững gốc tránh đổ, và phòng bệnh lở cổ, ngừng xới và vun khi cây đã phủ kín mặt luống.
b. Chu kỳ tưới tiêu
Quan trọng nhất là việc tưới tiêu đúng giai đoạn cây con và giai đoạn đâm hoa kết quả và phát triển củ. Mọi cây dược liệu đều ưa ẩm, nhưng lại sợ úng. Vì thế nếu Khô hạn phải tưới và khi mưa to phải tháo rút nước kịp thời. Chú ý tưới tiêu kịp thời đảm bảo đủ độ ẩm cho năng xuất cao.
c. Cắt tỉa cành
- Sau khi cây hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sẽ ra hoa kết quả, đối với loại cây lấy củ khi cây có nụ hoa phải tiến hành ngắt bỏ ngay để dinh dưỡng tập trung vào củ, luôn cho củ to chất lượng tốt.
- Cũng cần cắt bỏ cành lá già, giúp cho thoáng ít sâu bệnh.
- Với cây lấy hạt làm giống cần cắt bớt hoa và quả nhỏ chỉ để cây tập chung nuôi quả to cho hạt chắc tỉ lệ nảy mầm cao chất lượng tốt.
- Tỉa cành: Bấm ngọn đối với những loại cây sinh trưởng dưới dạng bụi, làm tăng đường kính của tán lá, tăng số cành, số ngọn, tăng năng suất như cúc hoa, Bạc hà, Cỏ ngọt. Chặt tỉa những cây che bóng xung quanh, để mở không gian ánh sáng cho Quế, Hồi …
d. Làm giàn
- Các loại cây họ dây leo như Hoài sơn, Đẳng sâm, Kim ngân hoa, Bình vôi, Chè dây... cần làm giàn che để cây leo lên, tùy theo loại cây mà làm giàn sao cho phù hợp.
- Với loại cây thân leo dài cần trồng cạnh cây cao như sắn Sắn dây, Gấc. Một số cần bóng râm như: Tam thất, Ba gạc, Địa liền, phải làm giàn kín che nắng hoặc trồng xen với cây cao có bóng rợp để lấy nhờ bóng mát.
Trên đây là Kỹ thuật trồng cây dược liệu mà công ty Diên Vỹ muốn gửi đến các bạn. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ có ích cho các bạn. và nếu còn thắc mắc cần giải đáp về vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
“”Hà Nội: Tầng 6 số 3 phố Văn Quán quận Hà Đông Hà Nội
HCM: Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ vườn ươm: Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
ĐT: 0243.2222190””